VÕ-THUẬT

 

 

II.

GIÁO-TRÌNH

 

 

 

Ẩm Hà Tư Nguyên
Uống Nước Sông Nhớ Suối Nguồn

 

 

 

       Trước khi đề-cập tới « Giáo-Trình Võ-Trận Đại-Việt », chúng ta cần bàn-luận về Định-Nghĩa thành-ngữ « Võ Trận Đại-Việt ».

.

       Định-Nghĩa Thành-Ngữ « Võ Trận Đại-Việt » :

      Để có thể định-nghĩa thành-ngữ « Võ Trận Đại-Việt » một cách đúng-đắn và chính-xác, chứ không phải một cách mị-dân, đói-trá hay khoác-lác, chúng ta cần phải qui-tụ hai Quan-Điểm :
     - Quan-Điểm Võ-Lý ;
     - Quan-Điểm Luận-Lý.

       A - Quan-Điểm Võ-Lý :

       Nước Đại-Việt có Ngũ Đại-Hệ Võ-Phái :

              1. Võ Lâm, Hệ-Phái Võ-Thuật của miền Rừng Núi (ngầm nói : Võ-Thuật của Dân Giang-Hồ - tuy-nhiên, dưới Triều Nhà Nguyễn có đề-bạt tấn-phong chức « Võ-Lâm Tướng-Quân », tức là đề-cập tới « Môn Võ Lâm » đã giúp Chúa Nguyễn-Ánh chiến-đấu với Nhà Tây-Sơn) ;
              2. Võ Kinh, Hệ-Phái Võ-Thuật của Kinh-Đô ;
              3. Võ Cổ-Truyền, Hệ-Phái Võ-Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận ;
              4. Võ Phật-Gia-Quyền, Hệ-Phái Võ-Thuật của Nhà Sư, phát-huy dưới Thời Nhà LÝ (1009 ~ 1225) ;
              5. Võ Thiếu-Lâm-Tự, Hệ-Phái Võ-Thuật của Chùa Thiếu-Lâm, du-nhập dưới Thời Nhà TỐNG (960 ~ 1279) và Nhà MINH (1368 ~ 1644).
           Người Xưa gọi vắn-tắt là :« Lâm - Kinh - Truyền - Phật-Gia Quyền - Thiếu-Lâm-Tự ».

       Và nước Đại-Việt có Tứ Võ-Môn :

        1 - Môn Võ Giữ Thân-mình, tức là môn "Võ Tự-Vệ" ;
        2 - Môn Võ Giữ Vườn-tược, gọi vắn-tắt là "Võ Vườn" ;
        3 - Môn Võ Giữ Ruộng-nương, gọi vắn-tắt là "Võ Ruộng" ;
        4 - Môn Võ Giữ Đất-nước, gọi vắn-tắt một cách khiêm-cung là "Võ Trận".

           Trong thực-tại xả-hội ngày nay, vì lý-do Chính-sách Quản-lý, người ta đã hội-nhập tất-cả chung lại thành một Môn Võ với danh xưng ngoại-tại là « Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam » mà sư-phạm nội-tại chẳng có một chút gì gọi là « Cổ-Truyền Việt-Nam ». (Xin xem Trang WEB Thao-Luyện - Võ-Phục - Vệ-Dực-Y)

       B - Quan-Điểm Luận-Lý : 

           Theo Quan-Điểm Võ-Lý nêu trên đây, thì Người Xưa của nước Đại-Việt đã khẳng-định Võ Cổ-Truyền thuộc Hệ-Phái Võ-Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận. Và như vậy, nếu chúng ta không thực-thi Truyền-Thống Chiến-Trận này, chúng ta hẳn đương-nhiên không thể tự xưng danh là môn Võ-Thuật Cổ-Truyền, lại càng không thể tự xưng danh là môn « Võ-Trận Đại-Việt ».

           Khi chúng ta qui-tụ hai Quan-Điểm Võ-Lý và Quan-Điểm Luận-Lý này, thì tự-nhiên thành-ngữ « Võ Trận Đại-Việt » bao-hàm Định-Nghĩa là : « Truyền-Thống Võ-Thuật Chiến-Trận của Nước Đại-Việt ». Đó là tinh-hoa Võ-Học của dân-tộc Việt được rèn-đúc bởi bao thế-hệ qua bao thăng-trầm của lịch-sử, và nhất là Sứ-Điệp sống-động của Tổ-Tiên Việt.
           Ngày nay, với sự phát-triển của vũ-khí NBC (Hạt-Nhân - Vi-Trùng - Hóa-Học), Chiến-tranh không còn mang tánh-chất chiến-đấu của những bậc anh-hùng nghĩa-sĩ thời xưa nữa. Tất-cả những giá-trị tinh-thần đã bị xóa-bôi khi người ta nhân-danh hiệu-năng tối-đa đã sáng-chế những vũ-khí hủy-diệt tập-thể nhân-loại. Và chính sự-kiện này càng, hơn bao giờ hết, làm nổi bật Sứ-Điệp hào-hùng quý báu thắm đượm nét nhân-văn của Di-sản Võ-Trận Cổ-Truyền Đại-Việt thuở xưa.

.

       Giáo-Trình « Võ Trận Đại-Việt » :

      Khi Sư-Trưởng Trương-Thanh-Ðăng đã đắc-thụ hai môn Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Ðịnh và Võ-Thuật Thiếu-Lâm-Tự, thì người sáng-lập Võ-Ðường Sa-Long-Cương ngày 14 tháng 08 năm 1964 tại thủ-đô miền Nam nước Việt, dựng bảng đề tên « Sa-Long-Cương - Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Ðịnh và Thiếu-Lâm-Tự ». Và người truyền-thụ song song hai môn Võ-Thuật hoàn-toàn khác-biệt nhau, đặng môn-sinh lãnh-hội mà phân-biệt Võ Ta và Võ Tàu.
       (Xin xem Bài Phõng-vấn của Ký-giả Vũ Đình Trường năm 1969 tại Sàigòn : "Võ-Đường Sa Long Cương" - đăng trong Nguyệt-San VÕ-THUẬT, Bộ.II Số 8)

       Giáo-trình hiện-tại của Hệ-Phái SA-LONG-CƯƠNG Quốc-Tế - trên bình-diện lượng-chất - gồm có đến 60% Võ-Thuật Trung-Hoa và chỉ 40% Võ-Thuật Bình-Định. Tuy-nhiên, một số Chiêu-thức trong những bài Thảo-pháp của 40% Võ-Thuật Bình-Định đó lại bị sửa chế với danh tiếm-xưng là "Chính-bản", khác xa Nguyên-bản.
       Đã vậy, có những Võ-Đường SA-LONG-CƯƠNG còn đem thêm vào Giáo-trình những Võ-Thuật ngoại-lai khác - như Tai Chi Chuan (Thái-Cực-Quyền), Tang-Lang Chuan (Đường-Lang Quyền), Aikido (Hiệp-Khí Đạo), và v.v... - không ăn nhập gì với Hệ-Phái SA-LONG-CƯƠNG, trực-liền với Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định.

       Và trên đây là mới chỉ nói đến Hệ-Phái SA-LONG-CƯƠNG Quốc-Tế, chứ chưa nói đến một số Môn-Phái khác cũng xưng danh Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định mà dạy toàn các thứ Võ-Thuật ngoại-lai... (Xin xem Trang WEB Thao-Luyện - Võ-Phục - Vệ-Dực-Y)

       Chính sự khiếm-khuyết về kiến-thức thật-thụ Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định đã lôi cuốn người ta muốn nối-kết Võ-Thuật Bình-Định với các môn Võ-Thuật ngoại-lai khác ngõ-hầu đạt-thành hiệu-năng tối-đa giả-định nào đó. Và đây là một điều không-tưởng, bởi vì nó chỉ làm giảm-sút đi phẩm-lượng sư-phạm và hiệu-năng thực-tiễn của Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định.
       Hiển-nhiên không cần nói, sự kết-hợp đó làm phương-hại tới Di-Sản Văn-Hóa Võ-Học của Tiền-Nhân, không sao vãn-hồi đặng.
        Và đó là chưa nói đến sự bị Võ-Thuật ngoại lai đồng-hóa Võ-Học của Việt-tộc, là điều khiến cho Võ-Học của nhân-loại bị nghèo-nàn đi, vì chỉ còn lại cho nhân-loại Võ Học của một vài quốc-gia hiếm-hoi trên thế-giới mà thôi.

       Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định thuộc về Truyền-Thống Võ-Thuật Chiến-Trận của Nước Đại-Việt, là một di-sản văn-hóa, mật-thiết nối liền với Lịch-Sử. Cho nên sự Bảo-Tồn và Chấn-Hưng là điều thiết-yếu.

       Hệ-Phái BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG - Võ-Trận Đại-Việt tại Việt-Nam và Pháp-Quốc, hành-sự đúng theo danh xưng, dành ưu-tiên phần bảo-tồn cho Võ-Thuật Cổ-Truyền Bình-Định của những Danh-Sư Việt-Nam thuộc những Dòng VÕ-TRẬN và chỉ bảo-tồn, trong Giáo-Trình phần Võ-Thuật đích-nhiên Cổ-Truyền Bình-Định của Hệ-PháI SA-LONG-CƯƠNG do cố Sư-Trưởng TRƯƠNG-Thanh-Đăng đã dạy.

 

  • Giáo-Trình

 

 

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 


 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.